Quan hệ Doanh nghiệp & Cựu sinh viên
Đăng nhập | Đăng ký

Search form

Danh mục
  • Giới thiệu
  • Thông tin
  • Tuyển dụng
  • Doanh nghiệp
  • Cựu sinh viên
  • Thực tập
  • Liên hệ

    Search form

CHUẨN BỊ CHO PHỎNG VẤN

You are here

Trang chủ » Tuyển dụng » Chia sẻ nghề nghiệp » CHUẨN BỊ CHO PHỎNG VẤN

Một cuộc phỏng vấn xin việc thành công đòi hỏi sự dung hòa của nhiều yếu tố từ hình thức đến nội dung. Bạn sẽ có nguy cơ thất bại nếu đến buổi phỏng vấn mà không hề chuẩn bị trước. Càng chuẩn bị kỹ, bạn càng có nhiều cơ hội được tuyển dụng. Những việc cần chuẩn bị cho buổi phỏng vấn:

I/ TÌM HIỂU THÔNG TIN CHO BUỔI PHỎNG VẤN
  1. Tìm hiểu về công ty mà bạn đang dự tuyển: nhà tuyển dụng mong muốn bạn tìm hiểu đôi chút về công ty họ, bạn phải phân tích để hiểu rõ nơi bạn sẽ tới để dự tuyển, bạn có thể thực hiện những việc sau:
  • Tên đơn vị, tư cách pháp nhân, loại hình kinh doanh: bạn cần phân biệt đơn vị đó thuộc loại hình nào? Cấp trên chủ quản. Bạn cần biết rõ về địa chỉ, chi nhánh hoặc các bộ phận trực thuộc, số điện thoại, email, website,…
  • Lịch sử hình thành và quá trình phát triển của đơn vị, chỗ đứng trên thị trường. Sản phẩm chính hay chức năng, nhiệm vụ.
  • Sứ mệnh, tầm nhìn cốt lõi của đơn vị đó
  • Quy mô, cơ cấu tổ chức và các vị trí lãnh đạo. Có thể bạn hiểu kỹ ai là người quan trọng đối với việc xét duyệt bạn khi bạn dự tuyển và trực tiếp quản lý bạn nếu bạn được chấp nhận vào làm việc.
  1. Nghiên cứu kỹ bảng mô tả công việc và các yêu cầu để hiểu thêm về những mong muốn và kỳ vọng của công ty.
  2. Thời gian ấn định cho một cuộc phỏng vấn
  3. Hãy tìm kiếm thông tin về công ty bằng các nguồn khác như trang web. Nghiên cứu kỹ lưỡng và tìm bất kỳ cơ hội nào thể hiện cho họ thấy bạn đã chuẩn bị kỹ lưỡng từ trước và bạn là người phù hợp nhất với công việc.
  4. Hãy xem xét cẩn thận những yêu cầu, những nhiệm vụ cơ bản được liệt kê trong bảng mô tả công việc và tìm kiếm những ví dụ sinh động minh hoạ cho những điểm mạnh và khả năng của bạn. Và đặc biệt là bạn phải tạo ấn tượng ban đầu sâu sắc qua việc trình bày tốt hồ sơ xin việc và CV.
  5. Mang theo tất cả những thứ cần thiết.

II/ CHUẨN BỊ CHO BUỔI PHỎNG VẤN
  1. Buổi hẹn phỏng vấn
  • Trước khi đến dự buổi phỏng vấn khoảng một tiếng, bạn có thể gọi điện thoại trước cho người phỏng vấn để xác nhận lại cuộc hẹn.
  • Bạn nên đến sớm (trước giờ hẹn từ 10 – 15 phút).
    • Nếu đến quá sớm, bạn phải chờ đợi lâu và điều này có thể khiến bạn căng thẳng.
    • Nếu đến muộn, sẽ tạo ấn tượng không tốt với nhà tuyển dụng.
  • Về trang phục:
    • Đừng để hình thức lấn át tính cách. Bạn có thể mặc đồ sáng, nhưng đừng mặc những trang phục khác thường, gây sự chú ý.
    • Không mặc những trang phục loè loẹt. Trang phục tối màu khiến bạn trông sang trọng hơn là trang phục nhạt màu.
    • Không dùng nước hoa và nước cạo râu có mùi nồng nặc.
    • Không đeo quá nhiều đồ trang sức.
  • Sự nghiêm túc trong trang phục thể hiện thái độ nghiêm túc trong công việc và sự tôn trọng cần thiết với nhà tuyển dụng.
  1. Kỹ năng phỏng vấn hiệu quả
  • Việc tạo được ấn tượng tốt trong suốt cuộc phỏng vấn không đòi hỏi bạn phải tham gia một khoá diễn cấp tốc hay biến mình thành người hoàn toàn khác. Bạn không nên che đậy thực tế, hãy là chính mình. Nhưng bạn cần đảm bảo sẽ thể hiện nổi bật những điểm mạnh và phù hợp với công việc trong cuộc phỏng vấn. Bạn cần trang bị cho mình sự tự tin, khả năng phản ứng nhanh, năng động, nhiệt tình.
  • Phỏng vấn thực chất là sự đối thoại giữa ứng viên và nhà tuyển dụng để cân nhắc mức độ phù hợp của cả hai bên. Vì vậy bạn cũng nên tìm hiểu xem môi trường làm việc, các kỳ vọng hay chính sách của công ty có phù hợp với phong cách hay mong muốn của bạn hay không?
  • Bạn nên chú tâm lắng nghe để hiểu đúng các câu hỏi của người phỏng vấn. Với mỗi câu hỏi, bạn hãy cố gắng trình bày thông tin một cách ngắn gọn, súc tích và không trả lời quá lâu.

III/ CÁC NGUYÊN TẮC TRẢ LỜI PHỎNG VẤN

Những điều NÊN làm:

  • Trả lời câu hỏi và không nên tự đưa ra những thông tin không liên quan đến câu hỏi.

  • Trả lời ngắn gọn, súc tích, tập trung vào sự kiện chứ không nên đánh giá.

  • Nói rõ ràng và tự tin, không thể hiện sự nản chí.

Những điều KHÔNG nên làm:

  • Cố gắng thể hiện mình rất tài giỏi.

  • Nói dối, ngụy tạo hoặc đưa ra câu trả lời thoái thác.

  • Mất bình tĩnh, bối rối hoặc sợ hãi.

  • Chỉ trích lãnh đạo của cơ quan cũ

IV/ NHỮNG CÂU HỎI THƯỜNG GẶP TRONG PHỎNG VẤN

Bạn nên đưa ra câu trả lời và thực hành trả lời thường xuyên để trả lời trôi chảy.

  1. Hãy nói cho tôi biết về chính bản thân bạn?
  2. Bạn đã bỏ lỡ những cơ hội nào trong cuộc đời?
  3. Bạn thấy điều gì thú vị trên nhật báo hôm nay?
  4. Bạn chuẩn bị gì về bước kế tiếp trong nghề nghiệp của bạn?
  5. Hãy nói cho tôi biết những điểm mạnh và điểm yếu của bạn?
  6. Cho đến nay thành công lớn nhất của bạn là gì?
  7. Bạn đã tìm việc làm trong thời gian khá lâu, vậy tại sao bạn nghĩ bạn có vấn đề tìm việc? (tại sao bạn lại muốn thay đổi công việc của bạn?)
  8. Bạn làm thế nào để thuyết phục tôi rằng bạn có khả năng thích hợp với công việc này
  9. Bạn chắc rằng bạn có thể làm việc này không?
  10. Bạn chuẩn bị như thế nào để chấp nhận tiền lương thấp hơn?
  11. Điều phàn nàn chính của bạn đối với công ty của bạn là gì?
  12. Điều gì quan trọng nhất: công việc hay tiền lương?
  13. Bạn thường hoài nghi về chính khả năng của bạn như thế nào?
  14. Bạn làm gì khi bạn có mâu thuẫn với sếp?
  15. Bạn thấy khó làm việc với loại người nào?
  16. Khía cạnh nào làm bạn khó chịu nhất trong công việc hiện thời hay sau cùng của bạn?
  17. Bạn làm gì trong thời gian rãnh rỗi?
  18. Bạn đã làm điều gì sai lầm trong 2, 3 năm vừa qua?
  19. Bạn làm thế nào để phát huy khả năng quản lý của mình?
  20. Bạn sợ cái gì nhất?
  21. Bạn dự đoán những khó khăn nào khi khởi sự một việc làm mới?
  22. Bạn khởi sự kế hoạch của bạn như thế nào?
  23. Hãy nói cho tôi biết: bạn biết gì về công ty của chúng tôi?
  24. Loại sếp nào bạn không thích làm việc dưới quyền?
  25. Bạn có đem việc về nhà làm không?
  26. Bạn có thể làm gì cho chúng tôi?
  27. Bạn muốn biết gì về công ty?
  28. Đam mê lớn nhất của bạn là gì?
  29. Bạn có chấp  nhận phê bình không?
  30. Bạn viết báo cáo giỏi không?
  31. Bạn chịu được sức ép trong công việc của bạn không?

Most common interview questions:

  1. Tell me about yourself
  2. What chances have you missed in life?
  3. What did you find intersting in today’s newspaper?
  4. What do you see as the next step in your career?
  5. Tell me about your strong and weakness points?
  6. What is your greatest achievement to date?
  7. You have been job-hunting for quite a while – why do you think you have a problem getting a job? (why do you want to change your job?)
  8. How would you convince me that you are right for this job?
  9. Are you sure you could do this job?
  10. How prepared are you to take a lower salary?
  11. What is your main complaint against your company?
  12. Which comes first: job satisfaction or salary?
  13. How often do you doubt your own capabilities?
  14. What do you do when you have the conflict with your boss?
  15. What sort of person do you find it difficult to work with?
  16. What is the most annoying aspect of your current/last job?
  17. What do you do in your spare time?
  18. What mistakes have you made in the last 2,3 years?
  19. How have you developed your management skills?
  20. What do you fear the most?
  21. What difficulties do you anticipate in staring a new job?
  22. How do you set about planning?
  23. Tell me what you know about our company?
  24. What sort of boss would you not like to work for?
  25. Do you take work home?
  26. What can you do for us?
  27. What would you like to know about the company/ the job?
  28. What is your ruling passion?
  29. Can you accept criticism?
  30. Are you good at report writing?
  31. Do you come under pressure in your job?

V/ BÍ QUYẾT TRẢ LỜI PHỎNG VẤN

 Trả lời phỏng vấn xin việc luôn là một điều khó khăn với nhiều người. Sau đây là những câu hỏi phổ biến và cách trả lời tối ưu trong từng trường hợp để giúp bạn chuẩn bị cho lần phỏng vấn tiếp theo.

Câu 1: Điểm yếu lớn nhất của bạn là gì?

A. Tôi là người cầu toàn.
B. Tôi là người không máy móc, vì vậy nếu chiếc máy photocopy bị hỏng, xin đừng gọi tôi.
C. Tôi là người nghiện việc.

⇒ Câu trả lời tốt nhất là B

Theo cách đó, ứng cử viên bộc lộ khiếu hài hước của mình, nhưng vẫn trả lời được câu hỏi mà không đề cập đến sự tiêu cực nào trong công việc. Câu trả lời về sự cầu toàn và nghiện việc là phổ biến, nhưng sẽ không khỏi để lại cho người phỏng vấn những nghi ngờ. Liệu họ có quá lề mề chỉ vì đòi hỏi mọi thứ hoàn hảo? Liệu họ có bóc lột sức lực của nhân viên và đồng nghiệp? Đề cập đến những tính cách đó có thể gây bất lợi, đặc biệt khi không có những ví dụ hoặc giải thích kèm theo.

Câu 2: Bạn kiếm được bao nhiêu trong công việc trước?

A. 1.000 USD (sự thật)

B. 4.000 USD (phóng đại)
C. Mức lương của công việc này là bao nhiêu?

⇒ Câu trả lời tốt nhất là C

Câu A có thể hạ thấp giá trị của bạn, và người chủ có thể nghi vấn về kỹ năng và năng lực của bạn nếu mức lương thấp. Nói dối bằng câu trả lời B có thể đẩy bạn vào tình huống mạo hiểm và có thể bị sa thải. Vì vậy đừng bao giờ nói dối, đặc biệt là trong đơn xin việc. Cách trả lời tốt nhất là buộc người tuyển dụng phải đưa ra mức lương trước, bằng cách trả lời bằng một câu hỏi. Biện pháp này là một cách đàm phán hiệu quả khi bạn được đề nghị một chức vụ mới.

Câu 3: Tại sao bạn lại bỏ công việc trước?

A. Công ty đó quá nhỏ để tôi có thể phát triển.
B. Công ty đó thu nhỏ quy mô, vì vậy tôi lại tự do.
C. Tôi đang tìm kiếm thêm nhiều thách thức.

⇒ Câu trả lời tốt nhất là cả 3 phương án trên

Tất cả đều có thể là lý do để chuyển việc. Bám sát lấy sự thật càng tốt, mà không đưa ra bất cứ thứ nào tiêu cực về người sếp cũ.

Câu 4: Hãy miêu tả một người đồng nghiệp mà bạn khó chịu?

A. Một trong những kỹ sư nói tiếng Anh không thạo, vì vậy rất khó để giao tiếp với anh ấy.
B. Anh chàng này toàn tán tỉnh và rủ tôi đi chơi. Tôi đã lờ đi và nói: "Xin lỗi, tôi đã có chồng".
C. Một sếp của bộ phận khác thường vào văn phòng của tôi, la hét và réo tên tôi. Tôi đã yêu cầu ông ấy bình tĩnh và giải thích, khi ông ấy vẫn như vậy thì tôi bỏ đi chỗ khác.

⇒ Câu trả lời đúng nhất là C

Có rất nhiều bẫy trong những câu trả lời này. Tán tỉnh hoặc quấy rối tình dục là một vấn đề nghiêm trọng, hoạt động và hành vi của bạn sẽ có thể bị nghi vấn, vì vậy tránh câu trả lời này. Sự đa dạng văn hoá là xu hướng của các tập đoàn, vì vậy những nhận xét mang tính bất dung hoà sẽ khiến bạn khó được lựa chọn. Câu trả lời C cho thấy nỗ lực của bạn để duy trì sự bình tĩnh và sáng suốt, đồng thời cho thấy bạn có thể kiềm chế và không phải là tên ưa nói chuyện bằng tay chân.

Câu 5: Hãy miêu tả công việc lý tưởng của bạn?

A. Một công việc có những người đồng nghiệp dễ chịu.
B. Một công việc mà tôi có thể tận dụng kỹ năng của mình.
C. Một công việc có nhiều cơ hội thăng tiến.

⇒ Câu trả lời tốt nhất là B

Chiến thuật tự quảng cáo tốt nhất là tập trung vào nhu cầu của người tuyển dụng và khát vọng được sử dụng năng lực vì lợi ích của họ.

Câu 6: Công việc này đôi lúc cần làm thêm giờ, thậm chí cả buổi tối và thứ bảy. Bạn có thể đáp ứng được không?

A. Tôi cần được thông báo trước và có thể sắp xếp.
B. Phải làm thêm bao lâu và bao nhiêu ngày thứ 7?
C. Có thể, làm thêm giờ là điều bình thường với công việc này.

⇒ Câu trả lời tốt nhất là B

Mọi câu trả lời khác đều tự ước đoán về lượng thời gian làm thêm. Tốt nhất là hỏi cụ thể và trả lời thành thật.

Câu 7: Bạn đã bao giờ bị sa thải hoặc cách chức?

A. Không hẳn vậy, tôi đã bị mất việc trong một lần tái cơ cấu.
B. Công ty của tôi đã quyết định đi theo một hướng khác và để tôi ra đi.
C. Không

⇒ Câu trả lời tốt nhất là cả 3 phương án trên

Nhiều người nói dối, nhưng nó sẽ nguy hiểm bởi người ta có thể kiểm tra lại. Một câu trả lời chân thật mà không có ý tiêu cực là giải pháp tốt nhất. Hãy nói ngắn gọn, súc tích. Cách tốt hơn là miêu tả những lần thôi việc là chuyện "tái cơ cấu". Giờ đây việc tái cơ cấu và giảm biên chế là điều rất phổ biến người ta sẽ không nghĩ nhiều về nó.

Câu 8: Bạn có rất nhiều kinh nghiệm, tại sao lại chọn công việc này?

A. Tôi sẵn sàng làm mọi thứ để có được sự nghiệp thuận lợi và thể hiện khả năng của mình.
B. Tôi muốn bỏ bớt một số trách nhiệm để có thể cân bằng tốt hơn công việc và gia đình.
C. Tôi cần công việc ít phải đi lại và bớt căng thẳng như việc quản lý mà tôi từng làm.

⇒ Câu trả lời tốt nhất là B

Cách trả lời quá khát khao của câu A có thể làm người tuyển dụng lo sợ. Họ sẽ không tin là bạn sẽ chấp nhận làm việc ở đó mà không mong muốn điều gì hơn nữa. Nhiều ông chủ nghĩ rằng việc từ chức quản lý chứng tỏ bạn đã kiệt sức, hoặc gặp khó khăn trong quan hệ với đồng nghiệp, hoặc chỉ muốn kiếm tiền một cách đơn giản. Câu trả lời B là có giá trị cho việc chuyển việc. Cần nhắc đến rằng việc làm thêm giờ hoặc các trách nhiệm gây ảnh hưởng đến cuộc sống của mình, nhưng cũng nhấn mạnh mình có đủ kỹ năng và khả năng làm việc theo giờ mà họ yêu cầu.

Cuối cùng: để chuẩn bị kỹ lưỡng cho cuộc phỏng vấn:

  • Hãy viết ra cẩn thận những câu trả lời cho các câu hỏi dễ gặp.
  • Cần đưa ra những ví dụ cụ thể về khả năng làm việc của mình.

​

VI/ TẠO ẤN TƯỢNG VÀ THEO DÕI KẾT QUẢ SAU KHI PHỎNG VẤN

Nhiều ứng viên có suy nghĩ đơn giản, phỏng vấn là xong, nhưng thực tế không phải vậy. Viết email hoặc thư cảm ơn người phỏng vấn có thể mang lại cho bạn rất nhiều lợi thế. Trước hết, bạn sẽ tạo thiện cảm cho người phỏng vấn về thái độ chuyên nghiệp của bạn và bạn thực sự quan tâm tới vị trí này.

Thứ hai,  việc bạn gửi thư cám ơn hoặc email sẽ giúp cho nhà tuyển dụng nhớ bạn là ai. Bên cạnh đó, tạo cơ hội cho bạn đề cập (ngắn ngọn) bất kỳ điều gì quan trọng mà bạn quên không đưa ra trong cuộc phỏng vấn.

Thư cám ơn hoặc email cần ngắn gọn, súc tích và không được phép có lỗi chính tả.

VII/ MẪU THƯ/ EMAIL CÁM ƠN SAU KHI PHỎNG VẤN

Họ tên người nộp đơn:
Địa chỉ: (ghi rõ số nhà, tên đường, phường, quận, thành phố hoặc số nhà, ấp, xã/thị trấn, huyện, tỉnh)
Điện thoại liên lạc: (điện thoại di động)
Email:

 

Ngày ... tháng ... năm .......,

Kính gửi ông/bà (Họ tên người phỏng vấn)

(Chức danh, tên doanh nghiệp)

Tôi xin chân thành cảm ơn ông/bà đã dành thời gian phỏng vấn tôi cho vị trí Lập trình viên cao cấp trong công ty XXX.

Sau khi được phỏng vấn và gặp gỡ những người trong công ty, tôi thấy mình là người có thể phù hợp cho vị trí công việc đó vì tôi có khả năng nắm bắt nhanh và thích nghi cao.

Cùng với nhiệt huyết và tác phong làm việc tốt, chuyên môn cao về kỹ thuật và kỹ năng phân tích của tôi, chắc chắn tôi sẽ làm tốt công việc này.

Tôi mong muốn có được cơ hội làm việc cho ông/bà và mong sớm nhận được quyết định của ông/bà về vị trí công việc này.

Xin vui lòng liên lạc với tôi nếu ông/bà muốn biết thêm chi tiết. Số điện thoại của tôi là: (555) 111-1111.

Xin chân thành cảm ơn

Trân trọng

Chữ ký

 

(họ và tên)

Tuyển dụng

  • Thông tin tuyển dụng
  • Doanh nghiệp đăng tuyển dụng
  • Chia sẻ nghề nghiệp
  • Giới thiệu
    • Về Hoa Sen
    • Đào tạo
    • Hợp tác quốc tế
    • Sinh viên tương lai
    • Sinh viên Hoa Sen
    • Doanh nghiệp - Cựu sinh viên
    Khoa
    • Khoa Kinh tế và Quản trị
    • Khoa Thiết kế và Nghệ Thuật
    • Khoa Công nghệ thông tin
    • Khoa Khoa học xã hội và nhân văn
    • Khoa Ngôn ngữ và Văn hóa quốc tế
    • Khoa Du lịch
    • Khoa Luật
    • Khoa Tài chính - Ngân hàng
    • Khoa Logistics và Thương mại Quốc tế
    • Bộ môn Triết học
    Trung tâm/ Phòng
    • Đảm bảo chất lượng & Khảo thí
    • Tham vấn tâm lý
    • Service Learning
    • Quản lý nghiên cứu khoa học & Hợp tác quốc tế
    • Viện đào tạo liên tục
    • Viện đào tạo quốc tế
    • Viện đào tạo sau đại học
    Truy cập nhanh
    Dự tuyển vào Hoa Sen
    Campus tour
    Tuyển dụng
    Thư viện
    Liên hệ
    App Hoa Sen

    Bản quyền © 2017 Trường Đại học Hoa Sen

    Trụ sở chính: 08 Nguyễn Văn Tráng, P. Bến Thành, Q.1, Tp.HCM

    Cơ sở Cao Thắng: 93 Cao Thắng, P.3, Q.3, Tp.HCM

    Cơ sở Thành Thái: 7/1 Thành Thái, P.14, Q.10, Tp.HCM

    Cơ sở Vatel: 120 Bis Sương Nguyệt Ánh, P. Bến Thành, Q.1, Tp.HCM

    Cơ sở Quang Trung 1: Đường số 5, CVPM Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp.HCM

    Cơ sở Quang Trung 2: Đường số 3, CVPM Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp.HCM

    Hotline: 028 7309 1991 - 028 7300 7272